Sau hàng thập kỷ điều tra, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được tại sao dường như không bộ phận nào của não bộ có thể đóng vai trò lưu giữ ký ức.
Hầu hết mọi người cho rằng ký ức của chúng ta phải tồn tại ở đâu đó bên trong não bộ. Nhưng dù cố gắng đến đâu, các y học gia vẫn không thể xác nhận được khu vực nào của não bộ thực sự lưu trữ ký ức. Liệu có khả năng ký ức của chúng ta thực ra trú ngụ ở một không gian nào đó nằm ngoài cơ thể vật chất?
Nhà sinh học, tác giả, và nhà điều tra, TS Rupert Sheldrake đã lưu ý rằng cuộc tìm kiếm nguồn gốc tư tưởng đã phân thành hai chiều hướng đối nghịch. Trong khi phần lớn các nhà khoa học đều tìm kiếm bên trong bộ não, ông lại hướng sự tìm kiếm ra bên ngoài.
Theo TS Sheldrake, tác giả của rất nhiều cuốn sách và bài viết khoa học, ký ức không trú ngụ ở bất kỳ khu vực địa lý nào bên trong bộ não, mà thay vào đó trú ngụ trong một loại trường bao xung quanh và tràn ngập não bộ. Cùng lúc, não bộ tự nó đóng vai trò như một “công cụ giải mã” hàng loạt thông tin được sản sinh khi con người tương tác với môi trường quanh họ.

Tiến sĩ Sheldrake

Trong bài viết “Tâm trí, Ký ức, và Cộng hưởng Hình thái Nguyên mẫu và Tiềm thức Tập thể” được công bố trên tạp chí Psychological Perspectives (Các góc nhìn tâm lý học), TS Sheldrake đã so sánh bộ não với một cái TV để giải thích cơ chế tương tác giữa tâm trí và não bộ.
“Nếu tôi phá hủy cái TV để nó không thể thu được tín hiệu của một số kênh, hay nếu tôi làm chiếc TV mất tiếng bằng cách phá hủy bộ phận phát thanh khiến nó chỉ có thể xem hình nhưng không thể nghe tiếng, điều đó không thể chứng minh được rằng âm thanh hoặc hình ảnh đã được lưu trữ bên trong chiếc TV.
“Nó chỉ đơn thuần cho thấy tôi đã tác động đến hệ thống bắt sóng, vì vậy chiếc TV đó sẽ không thể thu tín hiệu chính xác nữa. Việc mất trí nhớ do tổn thương não bộ không thể chứng minh được rằng trí nhớ được lưu trữ bên trong não bộ. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp mất trí nhớ đều mang tính chất tạm thời: Lấy ví dụ, chứng hay quên sau tổn thương não bộ, thường chỉ kéo dài trong một thời gian.
Việc hồi phục trí nhớ như vậy thường rất khó để có thể giải thích bằng các lý thuyết truyền thống: nếu ký ức đã bị mất do các mô ký ức bị tiêu diệt, thì trên lý thuyết chúng sẽ không thể khôi phục trở lại; nhưng điều đó vẫn thường xảy ra”, ông viết.
TS Sheldrake tiếp tục phủ nhận ý tưởng cho rằng ký ức được lưu trữ bên trong não bộ, khi đề cập đến các thí nghiệm chủ chốt, ông tin rằng đã bị diễn giải sai lệch. Trong những thí nghiệm này, khi các khu vực não bộ bị kích thích bằng điện, các bệnh nhân sẽ hồi tưởng lại một cách sinh động cảnh tượng trong quá khứ.
Tuy các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng các khu vực bị kích thích hẳn phải tương thích với ký ức được lưu tồn, TS Sheldrake lại đưa ra một quan điểm khác biệt khi ông xem xét lại phép so sánh về cái TV: “… nếu tôi kích hoạt phần mạch điều chỉnh của cái TV và nó nhảy sang kênh khác, điều đó không chứng minh thông tin đã được lưu trữ bên trong phần mạch điều chỉnh”, ông viết.
Các trường tạo hình thái
Nhưng nếu ký ức không trú ngụ trong não bộ, vậy thì nó trú ngụ ở đâu? Theo chân quan điểm của các nhà sinh học trong lịch sử, TS Sheldrake tin rằng tất cả các sinh vật đều thuộc về loại hình dạng-cộng hưởng của riêng chúng—một trường tồn tại cả ở trong và xung quanh một sinh vật, đã quyết định chỉ dẫn và hình dạng của nó.
Phương pháp tạo hình thái là một hướng tiếp cận khác so với cách hiểu về sinh học mang tính giản lược khá phổ biến hiện nay. Theo phương pháp mới này, các sinh vật có mối liên hệ mật thiết với các trường tương ứng của chúng, sắp xếp bản thân chúng với ký ức tích lũy mà cả giống loài đã trải nghiệm trong quá khứ.
Dù vậy những trường này trở nên cụ thể hơn bao giờ hết, hình thành các trường bên trong trường, với mỗi tâm trí—ngay cả mỗi nội tạng—đều có cộng hưởng tự thân và lịch sử đặc thù, làm ổn định sinh vật nhờ rút ra từ các trải nghiệm quá khứ. “Trong khái niệm căn bản của cộng hưởng hình thái, các thứ tương tự tác động đến các thứ tương tự dọc theo không gian và thời gian”, TS Sheldrake viết.
Dù vậy, nhiều nhà vật lý thần kinh nhấn mạnh vào việc thăm dò sâu hơn vào não bộ để tìm kiếm nơi trú ngụ của ký ức. Một trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng hơn trong số đó là Karl Lashley. Ông đã chứng minh được rằng ngay cả sau khi có đến 50% não bộ của chuột bị cắt bỏ, loài chuột vẫn có thể nhớ các trò mà nó đã được huấn luyện.
Điều thú vị là, dường như không có sự khác biệt về việc bán cầu bên nào của não bộ bị cắt bỏ—thiếu mất một bên bán cầu phải hay trái, các con chuột vẫn có thể thực hiện các hành động đã học như trước đây. Các điều tra viên sau này cũng đã hé mở các kết quả tương tự ở các loài động vật khác.
Hãy hình dung điều này
Lý thuyết toàn ảnh, khởi nguồn từ các thí nghiệm như của Lashley, nhìn nhận rằng ký ức không trú ngụ trong một khu vực nhất định của não bộ mà thay vào đó trú ngụ trên toàn bộ não. Nói cách khác, giống như một bức ảnh ba chiều, một ký ức được lưu trữ như một mẫu giao thoa trên khắp não bộ.
Tuy nhiên, các nhà thần kinh học đã phát hiện được rằng não bộ không phải là một thực thể cố định, mà là một khối xi-nap năng động trong một dòng chảy liên tục—tất cả các vật chất hóa học và tế bào tương tác và thay đổi vị trí liên tục. Trái với một chiếc đĩa vi tính vốn có mô thức không đổi, thông thường, vốn sẽ lấy ra cùng số liệu thông tin được ghi nhớ thậm chí hàng năm trước đó, thật khó có thể nói rằng một ký ức có thể được lưu trữ và thu hồi trong một não bộ biến đổi liên tục.
Nếu đã tin rằng tất cả suy nghĩ được chứa đựng bên trong não bộ, thì ban đầu chúng ta sẽ thật khó tiếp nhận ý tưởng rằng ký ức có thể bị tác động từ bên ngoài não bộ.
TS Sheldrake viết trong bài “Các thí nghiệm nhìn chằm chằm” của ông như sau: “… khi bạn đọc trang này, các tia sáng đang truyền từ trang giấy đến mắt bạn, tạo nên một hình ảnh ngược trong võng mạc. Hình ảnh này được phát hiện bởi các tế bào nhạy sáng, khiến các xung lực thần kinh truyền dẫn qua các dây thần kinh thị giác, tạo ra các mô thức hoạt động điện hóa phức tạp trong não bộ.
Tất cả những điều này đều đã được nghiên cứu chi tiết bằng các phương pháp sinh lý thần kinh. Nhưng bây giờ mới đến chỗ bí ẩn. Bằng cách nào đó chúng ta nhận thức được hình ảnh của trang giấy. Chúng ta trải nghiệm nó bên ngoài chúng ta, trước mắt chúng ta. Nhưng từ quan điểm của khoa học truyền thống, trải nghiệm này là không thực. Trên thực tế, hình ảnh này nên nằm bên trong chúng ta, cùng với toàn bộ hoạt động tâm trí của chúng ta”.

Cuộc tìm kiếm ký ức từ lâu đã thách thức sự hiểu biết của sinh học truyền thống, tuy nhiên, các nhà điều tra như TS Sheldrake tin rằng nơi trú ngụ đích thực của ký ức có thể nằm trong một chiều không gian không thể quan sát.

Ý tưởng này tương hợp với các ý tưởng nguyên thủy hơn như “tiềm thức tập thể” của Carl Jung hay quan điểm của Đạo gia cho rằng tâm trí và linh hồn con người phát xuất từ nhiều nguồn đa dạng cả ở bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, bao gồm các tác động năng lượng của một vài cơ quan khác nhau (tất nhiên, ngoại trừ bộ não).
Trên quan điểm như vậy, não bộ không đóng vai trò như một cơ sở lưu trữ ký ức, hoặc ngay cả chính tâm trí, mà là chỉ một công cụ vật lý cần thiết để kết nối cá nhân với trường hình thái của nó.
Tác giả: Leonardo Vintini, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Quý Khải biên dịch


Đăng nhận xét

 
Top