"Đạo khả đạo, phi thường đạo; danh khả danh, phi thường danh. Vô, danh thiên địa chi thuỷ; Hữu, danh vạn vật chi mẫu. Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu; cố thường hữu, dục dĩ quan kì khiếu. Thử lưỡng giả đồng xuất, nhi dị danh. Đồng, vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn."
Lão Tử là một nhân vật bí ẩn trong lịch sử Trung hoa. Theo Sử ký của sử gia Tư Mã Thiên, Lão Tử tên thật là Đam, làm quan trông coi sách vở cho nhà Chu. Cũng theo Sử ký, Lão Tử có chí bỏ quan đi ở ẩn. Qua đến cổng thành, viên quan giữ cửa là Doãn Hỉ biết ông là người hiền đã cầu xin Lão Tử viết sách để lại. Lão Tử bèn viết Đạo Đức kinh chỉ hơn năm ngàn chữ rồi bỏ đi. Sau này không biết sống chết ra sao.
Lão Tử là một nhân vật bí ẩn trong lịch sử Trung hoa. Theo Sử ký của sử gia Tư Mã Thiên, Lão Tử tên thật là Đam, làm quan trông coi sách vở cho nhà Chu. Cũng theo Sử ký, Lão Tử có chí bỏ quan đi ở ẩn. Qua đến cổng thành, viên quan giữ cửa là Doãn Hỉ biết ông là người hiền đã cầu xin Lão Tử viết sách để lại. Lão Tử bèn viết Đạo Đức kinh chỉ hơn năm ngàn chữ rồi bỏ đi. Sau này không biết sống chết ra sao.
Đạo Đức kinh trở thành một trước tác triết học của Trung Hoa, nền tảng cho học thuyết Lão-Trang. Nhiều môn đồ của Lão giáo sau này tìm tòi trong học thuyết Lão-Trang các phép tu tiên, luyện thuốc trường sinh, và Lão Tử được cho là Thái Thượng Lão Quân. Các quan niệm và tập tục liên quan đến thần tiên ở Việt Nam được cho rằng mang nguồn gốc của đạo Lão.
Những văn bản hiện nay được cho là Đạo Đức kinh viết theo lối trừu tượng, đa nghĩa, như đa số các văn bản triết học phương Đông cổ đại. Vì thế Đạo Đức kinh để lại cho người đọc nhiều suy tưởng khác nhau. Các triết gia cũng diễn giải khác nhau, đi từ bài bác, đến cho là một kiểu triết học duy vật ngây thơ, rồi đến là một học thuyết biện chứng duy tâm, bất khả tri kiểu Kant...
Dù thế nào mặc lòng, Đạo Đức kinh chắc chắn là một kiệt tác triết học-nhân sinh quan cổ đại quí giá, không những của người Trung Hoa, mà với cả các nước Á Đông.
Đăng nhận xét