Trái tim cá voi xanh lần đầu tiên được giải phẫu phục vụ cho mục đích khoa học. Nó sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Onatario, Canada. Ảnh: BBC |
Là động vật khổng lồ với chiều dài có thể đạt đến hơn 30 m, cá voi xanh (tên khoa học là Balaenoptera musculus) có nội tạng rất to lớn. Nhiều người đồn đoán quả tim của nó có thể to ngang ngửa một chiếc ôtô, còn động mạch chủ lớn tới mức con người có thể bơi xuyên qua được. Sự thật về những lời đồn đại này lâu nay chưa được giải đáp bởi việc thu thập mẫu vật thực tế phục vụ cho nghiên cứu rất khó khăn.
Do vậy, khi xác một con cá voi xanh dạt vào bờ biển Newfoundland, Canada, vào tháng 5 năm ngoái, các chuyên gia nhận thấy đây là một cơ hội quý giá. Một nhóm nghiên cứu thuộc Bảo tàng Hoàng gia Onatario (ROM), Canada, được gửi tới hiện trường để giải phẫu xác cá voi to lớn với chiều dài hơn 23 m, được cho là bị chết vì kẹt dưới lớp băng dày.
"Chúng tôi mở lồng ngực để thấy được quả tim, sau đó phải vào tận bên trong khoang ngực và tách quả tim ra khỏi những mô xung quanh, những phần lại của phổi và máu cá voi ngập tới tận thắt lưng," Jacquenline Miller, chuyên gia nghiên cứu động vật có vú thuộc ROM mô tả quá trình giải phẫu.
"Cần tới 4 người hợp sức để đưa quả tim ra ngoài thông qua vết mổ lớn tạo ra ở sườn và một bên khoang ngực."
Quả tim nặng tới 180 kg, có kích thước tương đương một xe golf nhỏ. Mỗi nhịp đập, quả tim có thể bơm 220 lit máu đi khắp cơ thể cá voi xanh. Ảnh: BBC |
Bà Miller cho biết, nhóm tin rằng sẽ nhìn thấy quả tim to như ô tô, song thực tế kích thước của nó nhỏ hơn, chỉ tương đương một xe golf nhỏ hoặc xe điện đụng cho hai người. Động mạch chủ cũng không thể chứa một người trưởng thành mà chỉ vừa đủ để đầu người chui lọt.
Tuy vậy, quả tim vẫn cực kỳ to lớn với trọng lượng 180 kg. Chiều dài tính từ đỉnh động mạch chủ tới cuối tâm thất là 1,5 m. Với kích thước khủng như vậy, quả tim có khả năng bơm gần 220 lít máu đi khắp cơ thể. Để bảo quản, nhóm phải sử dụng tới gần 3.800 lít formaldehyde, hóa chất có tác dụng ngăn các mô phân hủy.
"Theo chúng tôi được biết, đây là trái tim cá voi xanh đầu tiên được bảo quản về mặt giải phẫu phục vụ cho mục đích trưng bày và nghiên cứu. Mọi người luôn tò mò về mức độ to lớn của trái tim cá voi xanh và thắc mắc không biết liệu cấu trúc của nó có giống tim người hay không," Miller cho biết.
Nữ chuyên gia khẳng đinh, nhóm của bà sẽ làm việc để giải đáp những thắc mắc này cho những du khách đến bảo tàng, nơi sẽ trưng bày trái tim và bộ xương cá thể cá voi xanh.
Nhóm cũng đang hợp tác cùng tiến sĩ Robert Henry và tiến sĩ Paul Nader, hai chuyên gia giải phẫu từ ĐH Licoln Memorial, bang Tennessee, Mỹ, để bảo quản các bộ phận một cách khoa học nhất.
Hình ảnh về trái tim khổng lồ, trích từ chương trình Big Blue Live của đàiBBC:
Đăng nhận xét